Dịch vụ chứng minh tài chính xin visa các nước – Đã Xin Visa Là Đậu
Khi cần xin visa (thị thực) ra nước ngoài, chứng minh tài chính là tài liệu bắt buộc cần có trong hồ sơ xin visa. Vậy chứng minh tài chính là gì? Chứng minh tài chính như thế nào để đậu visa? Tất cả sẽ được Hưng Thịnh trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.
Theo Tổng cục Thống kê, mỗi năm Việt Nam có hơn 10 triệu lượt người ra nước ngoài du học, du lịch, thăm thân, định cư, công tác, chữa bệnh… Khi các kênh xuất khẩu lao động bị siết chặt, không ít người lợi dụng việc ra nước ngoài để tìm cách bỏ trốn, sau đó làm việc bất hợp pháp tại nước sở tại.
Điều này dẫn đến chính sách cấp visa cho người Việt Nam ngày một khắt khe hơn, đặc biệt tại các quốc gia phát triển. Một trong những biện pháp được cơ quan xét duyệt visa sử dụng để sàng lọc các đối tượng có ý định bỏ trốn, lao động bất hợp pháp chính là yêu cầu người xin visa phải cung cấp các tài liệu chứng minh tài chính.
Chứng minh tài chính là gì?
Chứng minh tài chính (Financial Proofing) là việc cung cấp các tài liệu, bằng chứng pháp lý cho cơ quan cấp visa (thường là đại sứ quán hoặc lãnh sự quán) rằng bạn có đủ khả năng về tài chính để trang trải chi phí trong thời gian lưu trú tại quốc gia đó, thực hiện đúng mục đích nhập cảnh (học tập, du lịch, thăm thân…) đã khai báo trong hồ sơ.
Về bản chất, chứng minh tài chính là thủ tục để sàng lọc các đối tượng có ý định cư trú trái phép nên hồ sơ muốn được đánh giá cao cần đảm bảo 3 yếu tố:
1. Đủ khả năng thanh toán: toàn bộ chi phí trong suốt thời gian lưu trú tại nước sở tại, thể hiện bằng nguồn tài chính có khả năng thanh khoản cao như tiền mặt, số dư tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm.
2. Có sự ràng buộc: về thu nhập và công việc tại Việt Nam, điều đó cho thấy bạn sẽ trở lại Việt Nam để tiếp tục công việc sau khi hết thời gian nhập cảnh.
3. Rõ ràng & minh bạch: Cung cấp giấy tờ có giá trị pháp lý, được chứng nhận bởi chính quyền địa phương hoặc các tổ chức uy tín.
Hướng dẫn cách chuẩn bị hồ sơ chứng minh tài chính đúng & đủ theo quy định
Mỗi quốc gia có quy định khác nhau về yêu cầu chứng minh tài chính, có quốc gia công khai chi tiết nhưng phần lớn đều giữ bí mật, buộc người dùng phải tự chuẩn bị mà không có hướng dẫn cụ thể.
Theo kinh nghiệm hơn 14 năm cung cấp dịch vụ chứng minh tài chính uy tín của Hưng Thịnh, để đảm bảo tỉ lệ đậu visa cao nhất, Bạn nên cung cấp các bằng chứng tài chính theo thứ tự ưu tiên sau đây.
1. Chứng minh bằng tài sản có khả năng thanh khoản cao
Tài sản có tính thanh khoản cao nhất là tiền mặt và tương đương tiền mặt. Dĩ nhiên, bạn không thể mang tiền mặt lên Đại sứ quán để kiểm đếm được nên người ta thường sử dụng sổ tiết kiệm hoặc xác nhận số dư tài khoản ngân hàng để thay thế.
Sổ tiết kiệm có 2 loại: sổ tiết kiệm hiện tại (mới mở) và sổ tiết kiệm lùi ngày (đã mở trước thời điểm xin visa một khoảng thời gian). Sổ tiết kiệm lùi ngày được đánh giá cao hơn do tiền trong sổ đã có từ trước, thể hiện sự tích lũy, không phải do vay mượn mà có.
Một số quốc gia đưa ra yêu cầu bắt buộc về thời gian mở sổ tiết kiệm như Hàn Quốc yêu cầu sổ tiết kiệm mở trước thời điểm nộp visa 3 tháng, Anh 1 tháng, Úc 3 tháng… Kể cả khi cơ quan di trú không nêu chi tiết nộp loại sổ tiết kiệm nào thì bạn cũng nên nộp sổ tiết kiệm lùi ngày để tăng uy tín của hồ sơ.
❖ Làm gì khi không đủ tiền mở sổ hay sổ tiết kiệm chưa đủ tuổi?
Trường hợp bạn không đủ tiền mở sổ tiết kiệm hay sổ tiết kiệm có thời gian gửi chưa đạt yêu cầu, Hưng Thịnh sẽ giúp bạn mở sổ tiết kiệm theo số tiền và thời gian gửi bạn mong muốn.
Về bản chất, Hưng Thịnh sẽ dùng tiền của mình để chuyển sang sổ tiết kiệm đứng tên bạn, sau khi bạn ở ngân hàng làm giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm, Hưng Thịnh sẽ rút tiền về.
Đối với sổ tiết kiệm lùi ngày (gửi cách đây 1 – 12 tháng), Hưng Thịnh bằng mối quan hệ với các ngân hàng sẽ giúp bạn tìm các sổ tiết kiệm có thời gian gửi phù hợp, sau đó tiến hành chuyển nhượng, sang tên cho bạn.
Tất nhiên, bạn sẽ cần ký cam kết tại ngân hàng để tránh tiền bị rút ra, sau khi xin giấy xác nhận số dư hoàn tất, sổ sẽ được chuyển nhượng lại cho chủ cũ.
Thủ tục mở sổ tiết kiệm
Thủ tục vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chụp CMND/CCCD gửi qua zalo, Hưng Thịnh sẽ hẹn bạn ngày giờ để lên ngân hàng làm thủ tục là bạn đã có ngay một sổ tiết kiệm do ngân hàng phát hành.
Toàn bộ thủ tục thực hiện tại quầy giao dịch ngân hàng (Vietcombank, ACB, BIDV, Agribank…) nên bạn không cần lo lắng về vấn đề giấy tờ giả.
Thông tin của bạn được cập nhật trên hệ thống ngân hàng, bạn có thể tự xác minh tại quầy giao dịch, qua app ngân hàng hoặc khi Đại sứ quán tiến hành xác minh, hồ sơ luôn được xác nhận.
Hồ sơ sổ tiết kiệm bạn nhận được bao gồm:
- Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (do ngân hàng cấp)
- Sổ tiết kiệm bản photo có đóng mộc của ngân hàng.
- Sổ tiết kiệm bản gốc để đi phỏng vấn đối chiếu
Bảng phí mở sổ tiết kiệm
Sổ Tiết Kiệm | Phí Không Mượn Sổ Gốc | Phí Mượn Sổ Gốc |
---|---|---|
100 Triệu | 2.000.000đ | Liên Hệ |
200 Triệu | 2.000.000đ | Liên Hệ |
300 Triệu | 2.500.000đ | Liên Hệ |
400 Triệu | 3.000.000đ | Liên Hệ |
500 Triệu | 3.000.000đ | Liên Hệ |
600 Triệu | 3.500.000đ | Liên Hệ |
700 Triệu | 4.500.000đ | Liên Hệ |
800 Triệu | 4.000.000đ | Liên Hệ |
900 Triệu | 4.000.000đ | Liên Hệ |
1 Tỷ | 4.500.000đ | Liên Hệ |
CẢNH BÁO
Rất rất nhiều dịch vụ chứng minh tài chính lừa đảo lợi dụng tâm lý “ham rẻ” và “lười lên ngân hàng ký tên” của khách hàng để làm giả giấy tờ với mức phí rẻ hơn Hưng Thịnh từ 3 – 5 lần.
Hưng Thịnh khẳng định, dịch vụ không yêu cầu khách hàng lên ngân hàng ký tên 100% là lừa đảo. Qúy khách hàng cần đặc biệt lưu ý để tránh “tiền mất, tật mang” vì một khi bị phát hiện sử dụng giấy tờ giả thì con đường xuất ngoại gần như vĩnh viễn khép lại, lần sau xin visa đi nước nào cũng khó.
2. Chứng minh thu nhập, công việc
Đại sứ quán muốn xác nhận công việc của người xin thị thực vì đây là căn cứ quan trọng cho thấy sự ràng buộc của đương đơn tại Việt Nam, giảm tối thiểu khả năng nhập cảnh với mục đích bất hợp pháp.
Chứng minh thu nhập nhằm đánh giá khả năng kinh tế và khả năng tự túc chi trả cho chuyến đi của người xin nhập cảnh, tránh trở thành gánh nặng về trợ cấp cho nước sở tại.
Hầu hết cơ quan lãnh sự các nước trên thế giới chỉ chấp nhận 5 nguồn thu nhập chính bao gồm: Thu nhập từ lương, thu nhập từ cho thuê tài sản, từ doanh nghiệp, từ cổ phiếu/cổ phần và từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
Hồ sơ chứng minh công việc, thu nhập khi xin visa gồm có:
► Công nhân viên chức
- Hợp đồng lao động, giấy bổ nhiệm (nếu có)
- Bảng lương hoặc sao kê tài khoản nhận lương 3 tháng gần nhất
- Giấy xin nghỉ phép có sự xác nhận của cơ quan
- Giấy xác nhận đóng thuế thu nhập cá nhân, tham gia BHXH, BHYT
- Giấy tờ chứng minh thu nhập khác (hợp đồng cho thuê nhà, xe oto…)
► Chủ doanh nghiệp
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Sao kê tài khoản công ty 3 tháng gần nhất
- Hóa đơn nộp thuế công ty 3 tháng gần nhất.
► Người đã nghỉ hưu
- Quyết định nghỉ hưu/sổ hưu/thẻ hưu trí
► Lao động tự do
Người không chứng minh được nghề nghiệp cụ thể (nội trợ, làm nông lâm ngư nghiệp, buôn bán tự do…)
- Giấy xác nhận của địa phương nơi cư trú về công việc hiện tại
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương
► Đối với học sinh/sinh viên
- Thẻ học sinh/sinh viên
- Đơn xin nghỉ học có sự xác nhận của nhà trường (nếu đi ngắn ngày)
Lưu ý:
Không phải quốc gia nào cũng yêu cầu đương đơn phải chứng minh công việc, thu nhập, ví dụ như Hàn Quốc miễn chứng minh công việc nếu bạn có sổ tiết kiệm >1 tỷ hay công việc có tính chuyên môn cao như luật sư, bác sĩ… Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ quy định xin visa tại quốc gia mình muốn nhập cảnh.
Chứng minh tài chính xin visa cần bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia cũng như mục đích nhập cảnh mà số tiền cần để chứng minh tài chính cũng khác nhau.
Một số quốc gia đưa ra quy định cụ thể như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản yêu cầu người nộp đơn xin visa du lịch phải có sổ tiết kiệm số tiền tối thiểu từ 5.000 USD, du học Đức phải mở sổ tiết kiệm có 8840 Euro…
Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia sẽ không đưa ra con số cụ thể mà để người xin visa tự chứng minh theo năng lực tài chính của mình. Để đoán biết đâu là con số tối thiểu cần để chứng minh tài chính, bạn có thể dựa vào công thức sau đây.
Xin visa ngắn ngày (du lịch, thăm thân, công tác)
Số tiền chứng minh tài chính = Chi phí di chuyển, ăn ở, vui chơi, mua sắm… x số ngày lưu trú
Theo kinh nghiệm của Hưng Thịnh, số tiền để chứng minh tài chính xin visa ngắn ngày nên có ít nhất từ 5.000 USD trở lên.
Xin visa du học
► Số tiền chứng minh tài chính du học = (Chi phí học tập + Chi phí sinh hoạt) x 1 năm đầu
► Thu nhập hàng tháng = Chi phí du học 1 năm đầu/ 12 tháng (tối thiểu)
Ví dụ, chi phí dự tính của du học sinh tại Mỹ trong 1 năm ~ 53.500 USD thì học sinh cần chuẩn bị tài chính có số tiền tối thiểu từ 53.500 USD, dưới đây là bảng chi phí dự tính.
Học phí |
~28.000 USD |
Sách vở và dụng cụ học tập |
~1.300 USD |
Nhà ở |
~12.000 USD |
Đi lại |
~1.500 USD |
Ăn uống |
~7.200 USD |
Bảo hiểm |
~1.000 USD |
Sinh hoạt phí |
~2.500 USD |
Tổng cộng |
~53.500 USD (1 tỷ 200 triệu) |
Xin visa định cư
Số tiền chứng minh tài chính định cư = Phí ăn ở sinh hoạt trong 1 năm x Số thành viên định cư
Tùy vào chương trình định cư của mỗi quốc gia mà chính phủ sẽ có những yêu cầu tài chính khác nhau về mức tài chính tối thiểu. Ví dụ, Canada đưa ra quy định theo từng trường hợp cụ thể:
- Định cư theo dạng học nghề: 3.795 CAD đến 6.324 CAD
- Định cư theo diện du học: Từ 63.250 CAD trở lên
- Định cư diện doanh nhân: Tài khoản ròng từ 506.000 CAD đến 633.000 CAD
Trường hợp được miễn chứng minh tài chính
Mỗi quốc gia có quy định khác nhau về các đối tượng được miễn chứng minh tài chính, tức là bạn không cần phải cung cấp sổ tiết kiệm, chứng minh công việc như người bình thường.
Để biết mình có thuộc vào trường hợp được miễn tài chính hay không, bạn cần liên hệ Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán để biết thêm thông tin chi tiết.
Một số trường hợp được miễn chứng minh tài chính có thể kể đến như chương trình du học Úc theo diện SSVF, đã từng đi du lịch tại các nước thuộc khối Schegen (Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…), có học bổng…
Kinh nghiệm để chứng minh tài chính đậu visa
Trước đây, muốn chứng minh tài chính khi xin visa các nước, bạn chỉ cần mở sổ tiết kiệm với số tiền đủ trang trải chi phí chuyến đi, kèm sao kê tài khoản lương ba tháng gần nhất là xong.
Tuy nhiên gần đây, thủ tục chứng minh tài chính ngày càng chặt chẽ hơn và khó khăn hơn. Một phần vì chính sách hạn chế người lao động có ý định bỏ trốn, mặt khác do tình trạng làm chứng minh tài chính giả ngày càng nhiều.
Dưới đây là những kinh nghiệm quan trọng khi làm chứng minh tài chính mà bạn không thể bỏ qua. Lưu ý, đây không phải là lý thuyết mà được đúc kết từ hàng ngàn trường hợp Hưng Thịnh gặp phải trong quá trình làm dịch vụ chứng minh tài chính xin visa.
1. Chuẩn bị từ sớm
Nếu bạn có ý định xin visa ra nước ngoài, hãy chuẩn bị từ sớm về tài chính, giấy tờ.
- Tích lũy đủ số tiền cần chứng minh tài chính
- Gửi sổ tiết kiệm trước thời điểm xin visa 6 – 12 tháng
- Lưu giữ lại các chứng từ chứng minh thu nhập, chứng từ mua bán tài sản có giá trị cao (nhà đất, xe hơi…)
2. Tránh bị thiếu khi quy đổi sang ngoại tệ
Ngoài việc đảm bảo sổ tiết kiệm và thu nhập đạt yêu cầu tối thiểu của Đại sứ quán, Bạn cũng nên cộng dư thêm vào tài khoản để tránh trường hợp bị thiếu khi quy đổi sang ngoại tệ.
3. Hồ sơ cần đảm bảo tính logic
Không phải sổ tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt, ngoài việc đủ về số lượng, sổ tiết kiệm còn phải logic với thu nhập. Sổ tiết kiệm có 1 tỷ trong tài khoản nhưng thu nhập lại chỉ có 10 triệu đồng một tháng thì đó là sự bất hợp lý. Tuy nhiên nếu bạn bổ sung thêm giấy tờ sang nhượng nhà đất, xe hơi, được thừa kế… thì hồ sơ lại trở nên hợp lý.
Tính logic của hồ sơ chứng minh tài chính là căn cứ quan trọng chứng minh số tiền bạn có được không phải do đi vay mượn để đối phó mà hoàn toàn là do thực lực của bản thân và gia đình, có sự tích lũy và hình thành trong thời gian dài.
Về tổng quan, sự logic còn cần thể hiện xuyên suốt toàn bộ quá trình xin visa, từ hồ sơ chứng minh tài chính, lịch trình du lịch, quá trình học tập… cho đến cách trả lời phỏng vấn. Đảm bảo được điều này, bạn gần như sẽ cầm chắc visa trong tay.
4. Trọng chứng hơn trọng cung
Nhiều gia đình tại Việt Nam kinh doanh tự do, buôn bán nhỏ lẻ, làm nông lâm ngư nghiệp… nên các giao dịch tài chính thường không qua hệ thống ngân hàng. Do vậy khi cần cung cấp các giấy tờ chứng minh tài chính thì rất khó khăn.
Thậm chí, một số gia đình có rất nhiều tiền nhưng lại hoàn toàn không có bất kỳ giấy tờ nào để chứng minh nguồn gốc số tiền từ đâu mà có. Kết quả, ước mơ du học cho con vẫn là ước mơ xa vời.
Đại sứ quán chỉ coi trọng giấy tờ vì rõ ràng, nếu chỉ kê khai thì “ai kê cũng được”. Giấy tờ có giá trị là giấy tờ được chứng thực bởi các tổ chức uy tín như chính quyền nhà nước, ngân hàng…
5. Cẩn trọng với dịch vụ chứng minh tài chính lừa đảo
Bằng chiêu bài “giá rẻ” và “nhanh”, các đối tượng lừa đảo đã khiến không ít khách hàng bị sập bẫy với chiêu thức làm giả sổ tiết kiệm, làm giả giấy xác nhận số dư tài khoản, ký giả chữ ký của lãnh đạo ngân hàng và đóng dấu polyme giả lên tài liệu.
Đây là hành vi cực kỳ nguy hiểm vì gần như hành vi gian dối sẽ bị phát hiện khi chỉ cần vài thao tác trên ứng dụng ngân hàng, viên chức xét duyệt sẽ biết là sổ tiết kiệm thật hay giả.
Chưa kể một số lãnh sự quán còn gửi công văn yêu cầu các ngân hàng xác minh tài sản đến tất cả những người có hồ sơ xin nhập cảnh vào nước họ.
Kết quả khi hành vi sử dụng giấy tờ giả bị phát hiện, khách hàng không chỉ mất tiền mà còn “tật mang”, ngoài việc bị từ chối cấp visa tức thời, hồ sơ còn bị ghi chú trong những lần xin visa sau và cả khi xin visa sang nước khác.
Câu hỏi thường gặp về chứng minh tài chính xin visa
Chắc chắn an toàn vì đây là dịch vụ ngân hàng được pháp luật cho phép, được chấp nhận tại tất cả các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Trường học quốc tế, Sở nội vụ, Sở di trú các nước.
Tuy vậy, bạn cần lưu ý lựa chọn các đơn vị có chuyên môn uy tín vì họ sẽ biết cách hợp lý hóa số liệu, tránh sự nghi ngờ từ viên chức lãnh sự.
Ví dụ thu nhập của bạn chỉ có 8 triệu nhưng sổ tiết kiệm lại có tới 1 tỷ thì rõ ràng là điều vô lý. Nhưng nếu bổ sung thêm giấy tờ mua bán nhà thì sự bất hợp lý này sẽ không còn nữa.
Chứng minh tài chính chỉ chiếm một phần trong hồ sơ xin visa, do vậy nếu thấy các phần còn lại của hồ sơ như thu nhập, kế hoạch học tập, trình độ học vấn… chưa ổn thì bạn không nên sử dụng dịch vụ chứng minh tài chính vì như vậy sẽ rất lãng phí.
Đừng cố gắng qua mặt viên chức lãnh sự bằng giấy tờ giả vì chỉ cần bằng vài thao tác đơn giản như gọi tổng đài ngân hàng hay nhờ chính quyền địa phương xác minh, viên chức lãnh sự sẽ phát hiện ngay giấy tờ bạn cung cấp là giả.
Tệ hơn trong những lần xin visa sau, bạn sẽ bị chú ý một cách đặc biệt, khả năng đậu visa gần như không có.
Bạn có thể làm dịch vụ CMTC tại bất kỳ ngân hàng lớn nhỏ nào tại Việt Nam như Agribank, Vietinbank, Vietcombank, Sacombank, Techcombank, BIDV, HDbank, ACB, Eximbank, Nam Á Bank, Shinhan bank…
Đối với từng loại visa, từng quốc gia sẽ có những yêu cầu tài chính khác nhau, có thể công khai hoặc bạn phải tự mình xác định.
Ví dụ Hàn Quốc công khai yêu cầu cần có sổ tiết kiệm 5000 USD gửi trên 1 tháng khi xin visa du lịch. Nhưng tại các nước phát triển châu Âu, châu Mỹ, Canada, Úc, Anh, Pháp… bạn sẽ phải tự xác định mà không có hướng dẫn cụ thể nào từ Đại sứ quán.
Tốt nhất, bạn nên liên hệ Nguyễn Lê để được tư vấn cụ thể, hơn ai hết Nguyễn Lê sẽ giúp bạn xác định chính xác mức chứng minh tài chính phù hợp với từng quốc gia và từng loại visa cụ thể.
Sổ tiết kiệm hiện tại là sổ vừa mới mở, sổ tiết kiệm lùi ngày là sổ tiết kiệm đã mở trước đó một khoảng thời gian.
Ngay cả khi Đại sứ quán/Lãnh sự quán không yêu cầu thì bạn cũng nên nộp sổ tiết kiệm lùi ngày để hồ sơ uy tín hơn. Vì điều này cho thấy bạn đã có sự chuẩn bị từ trước, số tiền trong sổ là do bạn tích lũy chứ không phải đi vay mượn hay thuê sổ mà có.
Nếu bạn chưa có sổ tiết kiệm lùi ngày, dịch vụ chứng minh tài chính lùi ngày của Nguyễn Lê sẽ giúp bạn.
Hồ sơ chứng minh tài chính xin visa đi các nước gồm hai phần: Sổ tiết kiệm và chứng minh thu nhập. Sổ tiết kiệm đảm bảo khả năng thanh toán chi phí của chuyến đi, chứng minh thu nhập giúp Đại sứ quán “kiểm chứng” số dư trong sổ tiết kiệm từ đâu mà có.
1. Sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm được đánh giá cao nhờ tính thanh khoản chỉ sau tiền mặt nên là giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ xin visa du lịch, du học. Bên cạnh sổ tiết kiệm, bạn cũng cần giấy xác nhận số dư hoặc sổ tiết kiệm gốc để mang đi đối chiếu khi nộp hồ sơ.
Số dư trong sổ tiết kiệm ít hay nhiều, thời gian mở sổ trước bao lâu sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của quốc gia mà bạn xin thị thực cũng như mục đích cụ thể của chuyến đi.
2. Chứng từ lương và các khoản thu nhập
Một công việc ổn định với mức thu nhập cao cũng chính là một mối ràng buộc của bạn tại Việt Nam, điều đó chứng tỏ bạn không có ý định ở lại định cư bất hợp pháp.
Các nguồn chứng minh thu nhập được xem là hợp lệ trong hồ sơ chứng minh tài chính
- Thu nhập từ lương (sao kê tài khoản nhận lương)
- Cho thuê tài sản
- Công ty, hộ kinh doanh
- Cổ phần, cổ phiếu, góp vốn…
- Thu nhập từ nông, lâm, ngư nghiệp…
- Các tài sản khác như giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, xe oto…
- Làm hồ sơ xin thị thực (visa) nhập cảnh để đi nước ngoài du học, du lịch, bảo lãnh, khám chữa bệnh, thăm người thân, kết hôn, lao động, định cư… tại các nước châu Âu, châu Á, châu Mỹ như US, EU, Úc, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, New Zealand, Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, Phần Lan, Tây Ban Nha, Ba Lan…
- Đăng ký kinh doanh, đầu tư trong nước và ra nước ngoài
- Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia đấu thầu, làm dự án
- Ký kết hợp đồng kinh tế, xuất nhập khẩu…
► Chứng minh tài chính du lịch: Chỉ cần sử dụng một lần khi nộp hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán.
► Chứng minh tài chính du học: Sử dụng 2 lần, lần thứ nhất, dùng để nộp cho trường để xin thư mời nhập học. Lần thứ hai, dùng để xin visa khi nộp tại Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán.
► Chứng minh tài chính định cư: Sử dụng một lần khi nộp hồ sơ để chứng minh khả năng tài chính với Sở di trú.
Mỗi quốc gia có một chính sách khác nhau về điều kiện miễn chứng minh tài chính, ví dụ như Úc có chương trình SSVF, Hàn Quốc miễn chứng minh với các trường top 1%, Đài Loan miễn chứng minh với du khách có visa schengen, một số nước miễn tài chính với học sinh có học bổng…
Do vậy, bạn cần tìm hiểu cụ thể để biết mình có thuộc diện không cần chứng minh tài chính hay không?
Bài Viết Liên Quan
Vì sao bạn phải chứng minh tài chính khi đi du học?
Chuyên gia tư vấn du học sẽ cùng các bạn tìm hiểu và chinh phục những khó khăn sẽ gặp phải khi tiến hành công việc “ chứng minh tài chính du học ”. Cụm từ “Chứng minh tài chính” ...
Dịch vụ chứng minh tài chính tại An Giang giá tốt kèm nhiều ưu đãi
Dịch vụ chứng minh tài chính tại An Giang giá tốt đi kèm nhiều ưu đãi và vai trò quan trọng của việc chứng minh tài chính khi du học hoặc du lịch nước ngoài. Vùng đất An Giang yên ...
Chứng Minh Tài Chính Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Quy Trình Thủ Tục Đầy Đủ
Dịch vụ Chứng minh tài chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Quy trình thủ tục để sử dụng chứng minh tài chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu rất đơn giản, chỉ cần khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu ...
Chứng Minh Tài Chính Tại Bắc Kạn Quy Trình và Lợi Ích Vượt Trội
Chứng Minh Tài Chính là Gì? Ở Bắc Kạn, quá trình chứng minh tài chính tại Bắc Kạn thường đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các văn bản và chứng từ liên quan đến thu nhập, tài khoản ngân hàng, ...