18/10/2023

Chứng Minh Năng Lực Tài Chính Của Nhà đầu Tư

Chứng minh năng lực tài chính là yêu cầu bắt buộc đối với nhà đầu tư, chủ đầu tư khi xin cấp phép đầu tư, thành lập công ty có vốn nước ngoài… tại Việt Nam.

Vậy chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư như thế nào để đảm bảo đúng quy định của pháp luật cũng như rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ? Hãy cùng Hưng Thịnh tìm hiểu ngay sau đây dựa trên các quy định mới nhất của luật đầu tư 2022.

[toc]

Chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư là gì?

Là việc nhà đầu tư / chủ đầu tư cung cấp các tài liệu chứng minh nguồn lực tài chính khi thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Chứng minh năng lực tài chính là yêu cầu thẩm định quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư không bị dừng giữa chừng do thiếu vốn.

Quy định pháp luật về chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

Theo Công văn 2541/CV-TCT năm 2022 do Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ trả lời về việc thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư và theo khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư / chủ đầu tư cần chứng minh năng lực tài chính như sau:

Tài liệu chứng minh tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư (1); cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ (2); cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính (3); bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư (4); tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (5);

(1) Báo cáo tài chính

Nhà đầu tư đã hoạt động từ 01 năm – 02 năm: Yêu cầu báo cáo tài chính 01 năm gần nhất.

Nhà đầu tư hoạt động trên 02 năm: Yêu cầu báo cáo tài chính 02 năm gần nhất.

Đối với nhà đầu tư pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán thì phải nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Báo cáo tài chính của nhà đầu tư phải tương ứng với các kỳ kế toán đã hoàn thành, nội dung đúng và đủ theo quy định của pháp luật, phản ánh tình hình tài chính một cách độc lập (không phải tình hình tài chính của công ty liên kết như công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết…).

(2) Cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ

Thể hiện bằng văn bản do công ty mẹ xác lập nhằm cam kết về việc hỗ trợ tài chính đối với công ty con là nhà đầu tư trong việc đảm bảo nguồn tài chính thực hiện mục đích đầu tư kinh doanh.

Xem thêm: Mẫu cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ

(3) Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính

Tổ chức tài chính ở đây thường là các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại ra văn bản (thư hứa) đồng ý về mặt nguyên tắc thu xếp tài chính cho nhà đầu tư dự thầu, xin giấy phép đầu tư, thực hiện phương án/dự án kinh doanh,…

(4) Bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư

Bảo lãnh năng lực tài chính là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (nhà đầu tư/chủ đầu tư) để bảo đảm nghĩa vụ tài chính của bên được bảo lãnh khi xin chấp thuận chủ trương đầu tư/xin cấp phép đầu tư dự án.

Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính khi triển khai dự án thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.

(5) Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

Ngoài các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư đã được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 thì cơ quan đăng ký đầu tư sẽ căn cứ vào thực tế của từng dự án để xác định các tài liệu khác có giá trị nhằm chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

giấy xác nhận số dư và cam kết tín dụng

Giấy xác nhận số dư và cam kết tín dụng là 2 tài liệu phổ biến được nhà đầu tư sử dụng để chứng minh năng lực tài chính

4 lưu ý khi chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư bất động sản, xây dựng nhà ở thương mại

1. Xác định rõ cơ cấu nguồn vốn đầu tư và tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư: Là tổng chi phí đầu tư xây dựng ước tính của dự án.

Nguồn vốn đầu tư: Gồm vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư (vốn tự có) và vốn huy động (vốn vay từ các tổ chức tín dụng, công ty mẹ,…).

Theo hướng dẫn tại nghị định 02/2022/NĐ-CP về quy định thi hành một số điều luật kinh doanh bất động sản, chủ đầu tư dự án bất động sản cần đáp ứng các điều kiện về cơ cấu nguồn vốn như sau:

Đối với trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án bất động sản theo quy định của pháp luật thì nhà đầu tư đó phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên.

2. Chứng minh vốn tự có của nhà đầu tư

a) Nhà đầu tư cá nhân: Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư.

b) Nhà đầu tư doanh nghiệp:

– Hoạt động trên 1 năm: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất, đúng và đủ theo theo quy định tại thông tư số 200/2014/TT-BTC và Luật kế toán số 88/2015/QH13.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp có vốn nhà nước >50%: Báo cáo tài chính phải được kiểm toán theo quy định số 105/2004/NĐ-CP và quy định tại Thông tư số 64/2004/TT-BTC.

– Doanh nghiệp mới thành lập: Giấy xác nhận số dư tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng.

Lưu ý: Trường hợp nhà đầu tư đã sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư các dự án khác thì cần kê khai chi tiết các dự án đang thực hiện và vốn chủ sở hữu đã sử dụng trong các dự án đó.

3. Chứng minh vốn huy động, vốn vay

– Vốn vay: Văn bản cam kết cấp tín dụng, bảo lãnh tài chính của các tổ chức tín dụng.

– Vốn huy động: Góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh, liên doanh, kiên kết của các tổ chức, cá nhân.

4. Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Nội dung do nhà đầu tư tự khai và tự trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.nghị định 2022 kinh doanh bất động sản

LƯU Ý

Cục An ninh điều tra Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo tình trạng làm giả sao kê tài khoản, cam kết cấp tín dụng, xác nhận số dư tài khoản… để chứng minh năng lực tài chính, hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép đầu tư…

Cách nhận biết khá đơn giản, nếu công ty tài chính không yêu cầu bạn lên ngân hàng ký tên để làm thủ tục thì 100% đây là dịch vụ chứng minh tài chính lừa đảo.

Dịch vụ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư, nhà đầu tư

Hưng Thịnh chắc hẳn không phải là cái tên xa lạ đối với các nhà đầu tư, chủ đầu tư trong và ngoài nước, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng minh tài chính doanh nghiệpHưng Thịnh sẽ giúp quý doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ dự án một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Lĩnh vực nào cũng cần có chuyên gia, khi qua bàn tay của chuyên gia, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian và công sức mà vẫn phát huy tối đa hiệu quả công việc.

Hưng Thịnh ngoài chuẩn bị hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư đúng và đủ theo quy định của pháp luật, công ty còn giúp nhà đầu tư chứng minh tài chính trong những tình huống khó như không có tiền mặt, không có tài sản bảo đảm… bằng các dịch vụ chuyên nghiệp.

Xác nhận số dư tài khoản doanh nghiệp

Xác nhận số dư từ 1 – 1000 tỷ đồng theo yêu cầu. Thời gian duy trì tiền trong tài khoản từ 1 ngày – 12 tháng.

Cam kết cấp tín dụng của ngân hàng

Xin thư hứa cam kết cấp tín dụng cho dự án đầu tư từ các ngân hàng uy tín như BIDV, Vietcombank, Techombank…

Cam kết từ Hưng Thịnh

  • Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư/nhà đầu tư làm trực tiếp tại ngân hàng.
  • Có thể kiểm tra tính xác thực của hồ sơ tại quầy giao dịch, tổng đài hoặc qua các ứng dụng ngân hàng.
  • Thực hiện bởi đội ngũ chuyên viên (bằng CFA) giàu kinh nghiệm
  • 100% hồ sơ đủ điều kiện đăng ký đầu tư, tham gia đấu thầu…
  • Thủ tục nhanh chóng, đơn giản
  • Tư vấn chi tiết và cụ thể về các thủ tục pháp lý

Câu hỏi thường gặp khi chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư, nhà đầu tư

Theo quy định tại Điều 51, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Điều 55 của Luật này cũng quy định, nhà đầu tư cần nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong đó có bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư bao gồm:

  • BCTC 2 năm gần nhất;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tín dụng;
  • Bảo lãnh năng lực tài chính
  • Giấy tờ khác chứng minh năng lực tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài khi xin giấy phép đầu tư hoặc thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam sẽ cần nộp tài liệu chứng minh năng lực tài chính. Thành phần tài liệu chứng minh tài chính của nhà đầu tư nước ngoài tương tự như các nhà đầu tư trong nước.

Trường hợp pháp luật liên quan không bắt buộc hộ kinh doanh cung cấp báo cáo tài chính để chứng minh năng lực tài chính thì nhà đầu tư là hộ kinh doanh có thể cung cấp các các văn bản tài chính khác liên quan khác được pháp luật thừa nhận như giấy tờ quyết toán thuế, văn bản nộp thuế….

Theo Điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư, nhà đầu tư là doanh nghiệp mới thành lập có thể nộp các tài liệu chứng minh tài chính như cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ, từ các tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Nhà đầu tư có cần chứng minh năng lực tài chính đối với gói thầu nhỏ, đơn giản không?

Đối với những gói thầu đơn giản, có giá trị nhỏ, bên mời thầu có thể không yêu cầu chứng minh năng lực tài chính của nhà thầu mà chỉ cần nộp bản cam kết theo Mẫu số 08 Chương III để chứng minh nhà thầu có đủ năng lực cung cấp hàng hóa theo yêu cầu.

Trường hợp bên mời thầu nghi ngờ về tính chính xác của tài liệu mà nhà thầu tự khai thì có thể yêu cầu làm rõ theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Sau khi đóng thầu, nếu nhà đầu tư phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tài chính hợp lệ thì được phép gửi tài liệu bổ sung đến bên mời thầu. Tuy nhiên, việc bổ sung này cần đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà đầu tư tham gia đấu thầu.

Nhà đầu tư liên danh phải chứng minh nguồn lực tài chính tương ứng với phần trăm công việc mà mỗi thành viên liên danh đảm nhận. Nếu một trong số các thành viên liên danh không có tài liệu chứng minh nguồn lực tài chính thì bên mời thầu sẽ yêu cầu bổ sung làm rõ theo quy định.

liên hệ công ty tài chính hưng thịnh