25/03/2024

chứng minh tài chính du học

Khi hoàn thiện hồ sơ du học, ngoài hồ sơ học tập, làm việc, nhân thân,… thì hồ sơ chứng minh tài chính là mấu chốt quan trọng để cơ quan lãnh sự xem xét cấp visa cho du học sinh. Một hồ sơ tài chính mạnh quyết định đến >50% tỉ lệ thành công của case xin visa.

Thực tế, không phải ai cũng có đủ điều kiện để chứng minh tài chính du học. Nhiều bạn học rất giỏi, thành tích học tập tốt nhưng gia đình lại không có điều kiện, không đủ tiền mặt để chứng minh tài chính.

Hay nhiều gia đình có điều kiện nhưng lại không biết cách thể hiện năng lực tài chính trong hồ sơ, làm mất đi cơ hội du học và cả một tương lai phía trước.

Dịch vụ chứng minh tài chính du học của Hưng Thịnh sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này kể cả khi bạn không có tài sản bảo đảm. Nhưng trước tiên hãy cùng tìm hiểu cặn kẽ về vấn đề chứng minh tài chính du học.

Xin Visa Cac Nuoc

Bạn có thể sử dụng dịch vụ chứng minh tài chính khi chưa cảm thấy tự tin với hồ sơ của mình

Bản chất của việc chứng minh tài chính du học

Có thể hiểu chứng minh tài chính là việc xuất trình các loại giấy tờ cho thấy bạn có đủ khả năng tài chính để thực hiện mục đích du học. Ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, chứng minh tài chính là yêu cầu cần thiết khi bạn nộp hồ sơ xin visa du học nhằm hạn chế tình trạng mượn danh nghĩa du học để sang cư trú, làm việc bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, việc chứng minh tài chính còn giúp thiết lập sự tin tưởng giữa sinh viên với Lãnh sự quán các nước về khả năng kinh tế của bạn và gia đình. Tiềm lực kinh tế đủ mạnh đồng nghĩa với các khoản chi phí cho suốt quá trình học sẽ được cung cấp đầy đủ. Khi đó bạn có thể tập trung vào việc học thay vì lo lắng những vấn đề khác.

Chứng minh tài chính được xem là sự đảm bảo, cam kết rằng bạn sang nước họ chỉ với mục đích học tập nghiêm túc chứ không phải vì bất kỳ lý do hay mục đích nào khác.

Hiện nay có một số quốc gia không yêu cầu chứng minh tài chính (ví dụ như Úc) nhưng thực tế bạn vẫn cần xuất trình hồ sơ tài chính để trường xét, khi trường xét thấy đủ khả năng tài chính và có sự ổn định thì mới quyết định nhận hay không nhận sinh viên.

Xin Visa Canada Thanh Cong

Sau khi “make up” hồ sơ tài chính, bạn Hương Thảo đã xin được visa canada thành công

Chứng minh tài chính du học bằng cách nào?

1. Sổ tiết kiệm

Bạn không cần phải chứng minh nguồn gốc số tiền trong sổ tiết kiệm từ đâu mà có, chỉ cần thể hiện số tiền trong sổ tiết kiệm đủ để chi trả tất cả những chi phí cho việc học tập trong 1 năm hoặc trong suốt thời gian học nghề.

Ví dụ, chi phí học tập, sinh hoạt, đi lại… trong vòng 1 năm tại Mỹ, tổng tất cả ước chừng 50.000 USD thì sổ tiết kiệm cần có ít nhất 50.000 USD.

Bạn cũng cần lưu ý về thời hạn mở sổ tiết kiệm, được tính từ lúc bạn mở sổ cho tới thời điểm nộp hồ sơ xin visa. Thông thường, sổ tiết kiệm hợp lệ cần được mở trước 1 tháng (đối với Anh Quốc) hoặc trước ít nhất 3 tháng (đối với Úc, New Zealand, Mỹ, Canada).

sổ tiết kiệm ngân hàng

Hưng Thịnh mở sổ tiết kiệm có số dư theo yêu cầu tại tất cả các hệ thống ngân hàng trên toàn quốc

❖ Làm gì khi không đủ tiền mở sổ hay sổ tiết kiệm chưa đủ tuổi?

Trường hợp bạn không đủ tiền mở sổ tiết kiệm hay sổ tiết kiệm có thời gian gửi chưa đạt yêu cầu, Hưng Thịnh sẽ giúp bạn mở sổ tiết kiệm theo số tiền và thời gian gửi bạn mong muốn.

Về bản chất, Hưng Thịnh sẽ dùng tiền của mình để chuyển sang sổ tiết kiệm đứng tên bạn, sau khi bạn ở ngân hàng làm giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm, Hưng Thịnh sẽ rút tiền về.

Đối với sổ tiết kiệm lùi ngày (gửi cách đây 1 – 12 tháng), Hưng Thịnh bằng mối quan hệ với các ngân hàng sẽ giúp bạn tìm các sổ tiết kiệm có thời gian gửi phù hợp, sau đó tiến hành chuyển nhượng, sang tên cho bạn.

Tất nhiên, bạn sẽ cần ký cam kết tại ngân hàng để tránh tiền bị rút ra, sau khi xin giấy xác nhận số dư hoàn tất, sổ sẽ được chuyển nhượng lại cho chủ cũ.

Thủ tục mở sổ tiết kiệm

Thủ tục vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chụp CMND/CCCD gửi qua zalo, Hưng Thịnh sẽ hẹn bạn ngày giờ để lên ngân hàng làm thủ tục là bạn đã có ngay một sổ tiết kiệm do ngân hàng phát hành.

Toàn bộ thủ tục thực hiện tại quầy giao dịch ngân hàng (Vietcombank, ACB, BIDV, Agribank…) nên bạn không cần lo lắng về vấn đề giấy tờ giả.

Thông tin của bạn được cập nhật trên hệ thống ngân hàng, bạn có thể tự xác minh tại quầy giao dịch, qua app ngân hàng hoặc khi Đại sứ quán tiến hành xác minh, hồ sơ luôn được xác nhận.

Hồ sơ sổ tiết kiệm bạn nhận được bao gồm:

  • Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (do ngân hàng cấp)
  • Sổ tiết kiệm bản photo có đóng mộc của ngân hàng.
  • Sổ tiết kiệm bản gốc để đi phỏng vấn đối chiếu
hồ sơ chứng minh tài chính

Hồ sơ sổ tiết kiệm theo tiêu chuẩn của Đại sứ quán/Tổng lãnh sự

Bảng phí mở sổ tiết kiệm

Sổ Tiết Kiệm Phí Không Mượn Sổ Gốc Phí Mượn Sổ Gốc
100 Triệu 2.000.000đ Liên Hệ
200 Triệu 2.000.000đ Liên Hệ
300 Triệu 2.500.000đ Liên Hệ
400 Triệu 3.000.000đ Liên Hệ
500 Triệu 3.000.000đ Liên Hệ
600 Triệu 3.500.000đ Liên Hệ
700 Triệu 4.500.000đ Liên Hệ
800 Triệu 4.000.000đ Liên Hệ
900 Triệu 4.000.000đ Liên Hệ
1 Tỷ 4.500.000đ Liên Hệ

2. Chứng minh thu nhập hàng tháng

Việc chứng minh thu nhập hàng tháng giúp bạn chứng minh phần nào nguồn gốc của sổ tiết kiệm, góp phần tăng tính minh bạch và tin cậy cho hồ sơ của bạn trong mắt Đại sứ quán.

Bên cạnh đó, Đại sứ quán cần đảm bảo rằng gia đình bạn có đủ khả năng tài chính để hỗ trợ bạn trong khoảng thời gian học tập tại nước ngoài. Nguồn thu nhập này có thể đến từ tiền lương, thu nhập từ việc cho thuê nhà, thuê xe hay góp vốn kinh doanh…

Tùy vào nguồn thu nhập, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ liên quan. Lấy ví dụ, nếu bạn là nhân viên làm công ăn lương thì cần có hồ sơ gồm hợp đồng lao động, sao kê bảng lương,..

3. Tài sản sở hữu

Ngoài sổ tiết kiệm, chứng minh thu nhập thì tài sản sở hữu như đất đai, nhà cửa,… cũng có thể góp phần hoàn thiện hồ sơ chứng minh tài chính visa du học của bạn.

Dù những tài sản này có thể không phải là nguồn ngân sách để để chi trả cho quá trình học tập của bạn nhưng nó sẽ giúp khẳng định khả năng tài chính vững vàng của bạn và gia đình, nhờ đó hồ sơ của bạn có thể được thông qua thuận lợi hơn.

tài sản

Bổ sung thêm tài sản sẽ làm tăng mức độ uy tín của hồ sơ

Chứng minh tài chính du học bao nhiêu là đủ ?

Sẽ không có một câu trả lời chung cho việc chứng minh tài chính bao nhiêu là đủ bởi điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quốc gia bạn dự định du học, trường đại học/ khóa học bạn đăng ký, hay thậm chí là thành phố bạn sinh sống.

Lấy ví dụ, việc chứng minh tài chính xin visa du học Anh sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Thành phố bạn dự định du học (London hay ngoài London) quyết định mức chi phí sinh hoạt tại Anh 
  • Học phí khóa học bạn dự định theo học.

Thông thường, bạn cần chuẩn bị đủ số tiền học phí và sinh hoạt phí trong năm học đầu tiên để chứng minh tài chính xin visa du học Anh. Nếu bạn đã đóng một phần học phí cho trường đại học thì bạn có thể trừ số tiền đó khỏi khoản tiền chứng minh tài chính du học, với điều kiện đã nộp kèm bằng chứng chuyển khoản tiền học cho nhà trường.

Hiện nay, có một số quốc gia không yêu cầu chứng minh tài chính (ví dụ như Canada). Tuy nhiên, trên thực tế, bạn vẫn cần chuẩn bị một số giấy tờ bắt buộc hoặc đóng đầy đủ học phí trước khi theo học để chứng minh khả năng tài chính của mình.

Lời khuyên của Hưng Thịnh là bạn hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết từ Đại sứ quán trong quá trình xin thị thực.

Khach Hang Hung Thinh

Chuẩn bị thật kỹ và không từ bỏ, chắc chắn bạn sẽ cầm được visa trong tay

Một vài lưu ý khi chứng minh tài chính du học

1. Chuẩn bị giấy tờ từ sớm

Lãnh sự xét hồ sơ dựa trên giấy tờ cung cấp, nếu bạn chỉ nói suông mà không có bằng chứng hay cơ sở thì khó có thể thuyết phục được viên chức lãnh sự.

Hầu hết, không ai có sẵn chứng từ vì họ thường tránh nộp thuế, vì vậy, để có thể có chứng từ cho bộ hồ sơ du học, bạn nên tìm hiểu thông tin, lên lộ trình du học từ sớm, từ đó khuyến khích người bảo lãnh lưu ý các giấy tờ hồ sơ này.

Nếu người bảo lãnh có công ty thay vì lỗ thì nên có lãi, không có lãi thì lấy đâu ra tiền cho bạn đi du học, và hãy đóng thuế.

2. Minh bạch thu nhập qua tài khoản ngân hàng

Nếu có hợp đồng lao động và đang nhận lương tiền mặt thì cố gắng bắt đầu trả lương qua tài khoản ngân hàng. Thay vì chỉ có lương thì nên có thêm các giấy tờ thu nhập khác: hợp đồng cho thuê nhà, cho thuê xe, thuê đất, tiền lãi cổ tức, tiền thưởng…. kèm theo giấy tờ đóng thuế để tăng tính thuyết phục.

3. Nhờ sự trợ giúp của người thân

Nếu thu nhập của bố mẹ không đủ, có thể thêm người bảo lãnh là người thân trong gia đình, có mối quan hệ gần gũi như cô, dì, chú, bác, anh, chị… Nhưng nên lưu ý thêm chứ không phải nguồn chính.

Nhiều bạn nghĩ có người nhà bảo lãnh, thậm chí đó là họ hàng đang định cư ở chính nước bạn dự định du học là đủ.

Thực tế là không đơn giản như vậy, khá nhiều đơn từ chối visa lãnh sự ghi rõ, người thân của bạn đứng ra bảo lãnh, nhưng bản thân họ cũng có gia đình riêng và phải ưu tiên chi trả cho gia đình họ, hơn nữa khoản chi cho một du học sinh không phải là nhỏ.

Và khi đó lãnh sự còn xét thêm rủi ro bạn không có ràng buộc quay về Việt Nam. Như vậy không chỉ không tốt cho hồ sơ, mà bạn lại thêm rủi ro bị từ chối nên khi lựa chọn người bảo lãnh bạn nên thực sự cân nhắc.