Chứng minh tài chính là gì? Cách chứng minh tài chính xin visa “nộp đâu đậu đó”
Khi cần xin visa (thị thực) ra nước ngoài, chứng minh tài chính là tài liệu bắt buộc cần có trong hồ sơ xin visa. Vậy chứng minh tài chính là gì? Chứng minh tài chính như thế nào để đậu visa? Tất cả sẽ được dichvutaichinh.vn trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.
Theo Tổng cục Thống kê, mỗi năm Việt Nam có hơn 10 triệu lượt người ra nước ngoài du học, du lịch, thăm thân, định cư, công tác, chữa bệnh… Khi các kênh xuất khẩu lao động bị siết chặt, không ít người lợi dụng việc ra nước ngoài để tìm cách bỏ trốn, sau đó làm việc bất hợp pháp tại nước sở tại.
Điều này dẫn đến chính sách cấp visa cho người Việt Nam ngày một khắt khe hơn, đặc biệt tại các quốc gia phát triển. Một trong những biện pháp được cơ quan xét duyệt visa sử dụng để sàng lọc các đối tượng có ý định bỏ trốn, lao động bất hợp pháp chính là yêu cầu người xin visa phải cung cấp các tài liệu chứng minh tài chính.
Chứng minh tài chính là gì?
Chứng minh tài chính (Financial Proofing) là việc cung cấp các tài liệu, bằng chứng pháp lý cho cơ quan cấp visa (thường là đại sứ quán hoặc lãnh sự quán) rằng bạn có đủ khả năng về tài chính để trang trải chi phí trong thời gian lưu trú tại quốc gia đó, thực hiện đúng mục đích nhập cảnh (học tập, du lịch, thăm thân…) đã khai báo trong hồ sơ.
Về bản chất, chứng minh tài chính là thủ tục để sàng lọc các đối tượng có ý định cư trú trái phép nên hồ sơ muốn được đánh giá cao cần đảm bảo 3 yếu tố:
1. Đủ khả năng thanh toán: toàn bộ chi phí trong suốt thời gian lưu trú tại nước sở tại, thể hiện bằng nguồn tài chính có khả năng thanh khoản cao như tiền mặt, số dư tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm.
2. Có sự ràng buộc: về thu nhập và công việc tại Việt Nam, điều đó cho thấy bạn sẽ trở lại Việt Nam để tiếp tục công việc sau khi hết thời gian nhập cảnh.
3. Rõ ràng & minh bạch: Cung cấp giấy tờ có giá trị pháp lý, được chứng nhận bởi chính quyền địa phương hoặc các tổ chức uy tín.
Hướng dẫn cách chuẩn bị hồ sơ chứng minh tài chính đúng & đủ theo quy định
Mỗi quốc gia có quy định khác nhau về yêu cầu chứng minh tài chính, có quốc gia công khai chi tiết nhưng phần lớn đều giữ bí mật, buộc người dùng phải tự chuẩn bị mà không có hướng dẫn cụ thể.
Theo kinh nghiệm hơn 14 năm cung cấp dịch vụ chứng minh tài chính uy tín của Hưng Thịnh, để đảm bảo tỉ lệ đậu visa cao nhất, Bạn nên cung cấp các bằng chứng tài chính theo thứ tự ưu tiên sau đây.
1. Chứng minh bằng tài sản có khả năng thanh khoản cao
Tài sản có tính thanh khoản cao nhất là tiền mặt và tương đương tiền mặt. Dĩ nhiên, bạn không thể mang tiền mặt lên Đại sứ quán để kiểm đếm được nên người ta thường sử dụng sổ tiết kiệm hoặc xác nhận số dư tài khoản ngân hàng để thay thế.
Sổ tiết kiệm có 2 loại: sổ tiết kiệm hiện tại (mới mở) và sổ tiết kiệm lùi ngày (đã mở trước thời điểm xin visa một khoảng thời gian). Sổ tiết kiệm lùi ngày được đánh giá cao hơn do tiền trong sổ đã có từ trước, thể hiện sự tích lũy, không phải do vay mượn mà có.
Một số quốc gia đưa ra yêu cầu bắt buộc về thời gian mở sổ tiết kiệm như Hàn Quốc yêu cầu sổ tiết kiệm mở trước thời điểm nộp visa 3 tháng, Anh 1 tháng, Úc 3 tháng… Kể cả khi cơ quan di trú không nêu chi tiết nộp loại sổ tiết kiệm nào thì bạn cũng nên nộp sổ tiết kiệm lùi ngày để tăng uy tín của hồ sơ.
Hồ sơ sổ tiết kiệm gồm có:
- Giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm bản song ngữ Anh – Việt
- Sổ tiết kiệm photo
- Sổ tiết kiệm gốc (mang đi đối chiếu khi phỏng vấn)
Lưu ý:
Sau khi nộp hồ sơ, bạn không nên tất toán (rút tiền trong sổ tiết kiệm) ngay mà nên duy trì thêm 1 tháng, đề phòng trường hợp Đại sứ quán liên hệ ngân hàng xác minh tình trạng số dư sổ tiết kiệm hoặc cũng có thể yêu cầu bạn phải bổ sung giấy tờ xác nhận số dư nếu có nghi ngờ.
Cách xử lý khi sổ tiết kiệm không đạt yêu cầu xin visa
Không đủ tiền mở sổ tiết kiệm: Hưng Thịnh sẽ giúp quý khách hàng mở sổ tiết kiệm từ 100tr – 100 tỷ đồng, đây là tiền thực của Hưng Thịnh chuyển vào ngân hàng nhưng bạn sẽ cần ký cam kết không rút tiền trong sổ ra. Như vậy, sổ tiết kiệm 100% là thật, đứng tên bạn, có thể xác minh mọi lúc mọi nơi trên hệ thống ngân hàng, chỉ có điều bạn không thể rút tiền ra được mà thôi.
Sổ tiết kiệm chưa đủ tuổi (chưa đủ thời gian mở sổ): Bằng mối quan hệ với các ngân hàng uy tín, Hưng Thịnh sẽ tìm các khách hàng có sổ tiết kiệm đáo hạn đáp ứng thời gian mở sổ để sang tên cho khách hàng có nhu cầu. Thông tin chuyển nhượng sẽ không được để cập trên sổ nên 100% đạt yêu cầu xin visa, thời gian lùi sổ tùy chọn từ 1 – 36 tháng.
Sổ Tiết Kiệm | Kỳ hạn sổ | Phí DV |
---|---|---|
50 Triệu | 12 tháng | 500.000đ |
100 Triệu | 12 tháng | 700.000đ |
200 Triệu | 12 tháng | 800.000đ |
300 Triệu | 12 tháng | 1.000.000đ |
400 Triệu | 12 tháng | 1.100.000đ |
500 Triệu | 12 tháng | 1.300.000đ |
600 Triệu | 12 tháng | 1.500.000đ |
700 Triệu | 12 tháng | 1.700.000đ |
800 Triệu | 12 tháng | 1.900.000đ |
900 Triệu | 12 tháng | 2.100.000đ |
1 tỷ đồng | 12 tháng | 2.300.000đ |
Trên 01 Tỷ | 12 tháng | 0,23% |
2. Chứng minh thu nhập, công việc
Đại sứ quán muốn xác nhận công việc của người xin thị thực vì đây là căn cứ quan trọng cho thấy sự ràng buộc của đương đơn tại Việt Nam, giảm tối thiểu khả năng nhập cảnh với mục đích bất hợp pháp.
Chứng minh thu nhập nhằm đánh giá khả năng kinh tế và khả năng tự túc chi trả cho chuyến đi của người xin nhập cảnh, tránh trở thành gánh nặng về trợ cấp cho nước sở tại.
Hầu hết cơ quan lãnh sự các nước trên thế giới chỉ chấp nhận 5 nguồn thu nhập chính bao gồm: Thu nhập từ lương, thu nhập từ cho thuê tài sản, từ doanh nghiệp, từ cổ phiếu/cổ phần và từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
Hồ sơ chứng minh công việc, thu nhập khi xin visa gồm có:
► Công nhân viên chức
- Hợp đồng lao động, giấy bổ nhiệm (nếu có)
- Bảng lương hoặc sao kê tài khoản nhận lương 3 tháng gần nhất
- Giấy xin nghỉ phép có sự xác nhận của cơ quan
- Giấy xác nhận đóng thuế thu nhập cá nhân, tham gia BHXH, BHYT
- Giấy tờ chứng minh thu nhập khác (hợp đồng cho thuê nhà, xe oto…)
► Chủ doanh nghiệp
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Sao kê tài khoản công ty 3 tháng gần nhất
- Hóa đơn nộp thuế công ty 3 tháng gần nhất.
► Người đã nghỉ hưu
- Quyết định nghỉ hưu/sổ hưu/thẻ hưu trí
► Lao động tự do
Người không chứng minh được nghề nghiệp cụ thể (nội trợ, làm nông lâm ngư nghiệp, buôn bán tự do…)
- Giấy xác nhận của địa phương nơi cư trú về công việc hiện tại
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương
► Đối với học sinh/sinh viên
- Thẻ học sinh/sinh viên
- Đơn xin nghỉ học có sự xác nhận của nhà trường (nếu đi ngắn ngày)
Lưu ý:
Không phải quốc gia nào cũng yêu cầu đương đơn phải chứng minh công việc, thu nhập, ví dụ như Hàn Quốc miễn chứng minh công việc nếu bạn có sổ tiết kiệm >1 tỷ hay công việc có tính chuyên môn cao như luật sư, bác sĩ… Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ quy định xin visa tại quốc gia mình muốn nhập cảnh.
3. Chứng minh bằng tài sản giá trị cao
Nếu bạn đang sở hữu nhiều tài sản có giá trị cao như nhà đất, xe hơi, cổ phiếu… đừng quên đề cập chúng trong hồ sơ xin visa.
Người đứng tên tài sản phải là bạn hoặc của người bảo lãnh (chứng minh được mối quan hệ bằng giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu dịch song ngữ Tiếng Anh/Tiếng bản địa, công chứng tư pháp).
Đây không phải là tài liệu quan trọng nhất nhưng nên có để tăng uy tín của hồ sơ, nói một cách khác là “làm đẹp” hồ sơ.
Trường hợp được miễn chứng minh tài chính
Mỗi quốc gia có quy định khác nhau về các đối tượng được miễn chứng minh tài chính, tức là bạn không cần phải cung cấp sổ tiết kiệm, chứng minh công việc như người bình thường.
Để biết mình có thuộc vào trường hợp được miễn tài chính hay không, bạn cần liên hệ Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán để biết thêm thông tin chi tiết.
Một số trường hợp được miễn chứng minh tài chính có thể kể đến như chương trình du học Úc theo diện SSVF, đã từng đi du lịch tại các nước thuộc khối Schegen (Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…), có học bổng…
Chứng minh tài chính xin visa cần bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia cũng như mục đích nhập cảnh mà số tiền cần để chứng minh tài chính cũng khác nhau.
Một số quốc gia đưa ra quy định cụ thể như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản yêu cầu người nộp đơn xin visa du lịch phải có sổ tiết kiệm số tiền tối thiểu từ 5.000 USD, du học Đức phải mở sổ tiết kiệm có 8840 Euro…
Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia sẽ không đưa ra con số cụ thể mà để người xin visa tự chứng minh theo năng lực tài chính của mình. Để đoán biết đâu là con số tối thiểu cần để chứng minh tài chính, bạn có thể dựa vào công thức sau đây.
Xin visa ngắn ngày (du lịch, thăm thân, công tác)
Số tiền chứng minh tài chính = Chi phí di chuyển, ăn ở, vui chơi, mua sắm… x số ngày lưu trú
Theo kinh nghiệm của Hưng Thịnh, số tiền để chứng minh tài chính xin visa ngắn ngày nên có ít nhất từ 5.000 USD trở lên.
Xin visa du học
► Số tiền chứng minh tài chính du học = (Chi phí học tập + Chi phí sinh hoạt) x 1 năm đầu
► Thu nhập hàng tháng = Chi phí du học 1 năm đầu/ 12 tháng (tối thiểu)
Ví dụ, chi phí dự tính của du học sinh tại Mỹ trong 1 năm ~ 53.500 USD thì học sinh cần chuẩn bị tài chính có số tiền tối thiểu từ 53.500 USD, dưới đây là bảng chi phí dự tính.
Học phí |
~28.000 USD |
Sách vở và dụng cụ học tập |
~1.300 USD |
Nhà ở |
~12.000 USD |
Đi lại |
~1.500 USD |
Ăn uống |
~7.200 USD |
Bảo hiểm |
~1.000 USD |
Sinh hoạt phí |
~2.500 USD |
Tổng cộng |
~53.500 USD (1 tỷ 200 triệu) |
Xin visa định cư
Số tiền chứng minh tài chính định cư = Phí ăn ở sinh hoạt trong 1 năm x Số thành viên định cư
Tùy vào chương trình định cư của mỗi quốc gia mà chính phủ sẽ có những yêu cầu tài chính khác nhau về mức tài chính tối thiểu. Ví dụ, Canada đưa ra quy định theo từng trường hợp cụ thể:
- Định cư theo dạng học nghề: 3.795 CAD đến 6.324 CAD
- Định cư theo diện du học: Từ 63.250 CAD trở lên
- Định cư diện doanh nhân: Tài khoản ròng từ 506.000 CAD đến 633.000 CAD
Kinh nghiệm để chứng minh tài chính đậu visa
Trước đây, muốn chứng minh tài chính khi xin visa các nước, bạn chỉ cần mở sổ tiết kiệm với số tiền đủ trang trải chi phí chuyến đi, kèm sao kê tài khoản lương ba tháng gần nhất là xong.
Tuy nhiên gần đây, thủ tục chứng minh tài chính ngày càng chặt chẽ hơn và khó khăn hơn. Một phần vì chính sách hạn chế người lao động có ý định bỏ trốn, mặt khác do tình trạng làm chứng minh tài chính giả ngày càng nhiều.
Dưới đây là những kinh nghiệm quan trọng khi làm chứng minh tài chính mà bạn không thể bỏ qua. Lưu ý, đây không phải là lý thuyết mà được đúc kết từ hàng ngàn trường hợp Hưng Thịnh gặp phải trong quá trình làm dịch vụ chứng minh tài chính xin visa.
1. Chuẩn bị từ sớm
Nếu bạn có ý định xin visa ra nước ngoài, hãy chuẩn bị từ sớm về tài chính, giấy tờ.
- Tích lũy đủ số tiền cần chứng minh tài chính
- Gửi sổ tiết kiệm trước thời điểm xin visa 6 – 12 tháng
- Lưu giữ lại các chứng từ chứng minh thu nhập, chứng từ mua bán tài sản có giá trị cao (nhà đất, xe hơi…)
2. Tránh bị thiếu khi quy đổi sang ngoại tệ
Ngoài việc đảm bảo sổ tiết kiệm và thu nhập đạt yêu cầu tối thiểu của Đại sứ quán, Bạn cũng nên cộng dư thêm vào tài khoản để tránh trường hợp bị thiếu khi quy đổi sang ngoại tệ.
3. Hồ sơ cần đảm bảo tính logic
Không phải sổ tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt, ngoài việc đủ về số lượng, sổ tiết kiệm còn phải logic với thu nhập. Sổ tiết kiệm có 1 tỷ trong tài khoản nhưng thu nhập lại chỉ có 10 triệu đồng một tháng thì đó là sự bất hợp lý. Tuy nhiên nếu bạn bổ sung thêm giấy tờ sang nhượng nhà đất, xe hơi, được thừa kế… thì hồ sơ lại trở nên hợp lý.
Tính logic của hồ sơ chứng minh tài chính là căn cứ quan trọng chứng minh số tiền bạn có được không phải do đi vay mượn để đối phó mà hoàn toàn là do thực lực của bản thân và gia đình, có sự tích lũy và hình thành trong thời gian dài.
Về tổng quan, sự logic còn cần thể hiện xuyên suốt toàn bộ quá trình xin visa, từ hồ sơ chứng minh tài chính, lịch trình du lịch, quá trình học tập… cho đến cách trả lời phỏng vấn. Đảm bảo được điều này, bạn gần như sẽ cầm chắc visa trong tay.
4. Trọng chứng hơn trọng cung
Nhiều gia đình tại Việt Nam kinh doanh tự do, buôn bán nhỏ lẻ, làm nông lâm ngư nghiệp… nên các giao dịch tài chính thường không qua hệ thống ngân hàng. Do vậy khi cần cung cấp các giấy tờ chứng minh tài chính thì rất khó khăn.
Thậm chí, một số gia đình có rất nhiều tiền nhưng lại hoàn toàn không có bất kỳ giấy tờ nào để chứng minh nguồn gốc số tiền từ đâu mà có. Kết quả, ước mơ du học cho con vẫn là ước mơ xa vời.
Đại sứ quán chỉ coi trọng giấy tờ vì rõ ràng, nếu chỉ kê khai thì “ai kê cũng được”. Giấy tờ có giá trị là giấy tờ được chứng thực bởi các tổ chức uy tín như chính quyền nhà nước, ngân hàng…
5. Cẩn trọng với dịch vụ chứng minh tài chính lừa đảo
Bằng chiêu bài “giá rẻ” và “nhanh”, các đối tượng lừa đảo đã khiến không ít khách hàng bị sập bẫy với chiêu thức làm giả sổ tiết kiệm, làm giả giấy xác nhận số dư tài khoản, ký giả chữ ký của lãnh đạo ngân hàng và đóng dấu polyme giả lên tài liệu.
Đây là hành vi cực kỳ nguy hiểm vì gần như hành vi gian dối sẽ bị phát hiện khi chỉ cần vài thao tác trên ứng dụng ngân hàng, viên chức xét duyệt sẽ biết là sổ tiết kiệm thật hay giả.
Chưa kể một số lãnh sự quán còn gửi công văn yêu cầu các ngân hàng xác minh tài sản đến tất cả những người có hồ sơ xin nhập cảnh vào nước họ.
Kết quả khi hành vi sử dụng giấy tờ giả bị phát hiện, khách hàng không chỉ mất tiền mà còn “tật mang”, ngoài việc bị từ chối cấp visa tức thời, hồ sơ còn bị ghi chú trong những lần xin visa sau và cả khi xin visa sang nước khác.
Bài Viết Liên Quan
Dịch vụ chứng minh tài chính, Làm sổ tiết kiệm xin visa uy tín
Dịch vụ chứng minh tài chính, cho thuê sổ tiết kiệm xin visa tại Hà Nội, HCM và 63 tỉnh thành trên toàn Quốc. Dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư ...
Thủ tục & kinh nghiệm chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư, chủ đầu tư
Chứng minh năng lực tài chính là yêu cầu bắt buộc đối với nhà đầu tư, chủ đầu tư khi xin cấp phép đầu tư, thành lập công ty có vốn nước ngoài... tại Việt Nam. Vậy chứng minh năng lực ...
Quy định mới nhất về cam kết cấp tín dụng đấu thầu, tài trợ dự án 2023
Cam kết tín dụng là thủ tục quan trọng để doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia đấu thầu, dự thầu, tài trợ dự án hay xin cấp phép đầu tư. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá mông ...
Dịch vụ xác nhận số dư tài khoản doanh nghiệp, chứng minh vốn tự có từ 1 – 1000 tỷ đồng
Với khả năng huy động vốn lên đến 1000 tỷ, Hưng Thịnh sẽ giúp quý khách hàng xác nhận số dư tài khoản doanh nghiệp từ 1 – 1000 tỷ mà không cần tiền mặt hay tài sản bảo đảm, ...