29/06/2024

Chứng minh tài chính du lịch Châu Âu là một bước không thể thiếu để visa Schengen của bạn được duyệt. Vậy làm thế nào để chứng minh tài chính chặt chẽ, tăng tỷ lệ đậu visa du lịch Châu Âu? Bài viết dưới đây của Hưng Thịnh sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Chứng minh tài chính du lịch Châu Âu hướng dẫn chi tiết tăng tỷ lệ đậu

Chứng minh tài chính du lịch Châu Âu hướng dẫn chi tiết tăng tỷ lệ đậu

Tại sao phải chứng minh tài chính du lịch Châu Âu?

Chứng minh tài chính đi du lịch Châu Âu cũng là một cách để Chính phủ các nước Châu Âu giảm bớt chi phí an sinh xã hội. Bởi nếu không may xảy ra tình huống không mong muốn với hành khách nước ngoài trên lãnh thổ của họ, họ sẽ mất một khoản phí nhất định để chịu trách nhiệm về vụ việc. 

Chứng minh tài chính là việc minh chứng cho Cơ quan Lãnh sự thấy rằng bản thân bạn có đủ khả năng tài chính để thực hiện quá trình nhập cảnh vào một quốc gia như đã khai báo trong hồ sơ. Bằng việc chứng minh tài chính du lịch Châu Âu, cơ quan xét duyệt hồ sơ visa sẽ thấy rằng bạn có thể chi trả toàn bộ chi phí cho chuyến đi, đồng thời đảm bảo bạn đang có sự ràng buộc tại Việt Nam và sẽ quay trở về nước. Từ đó, họ có thể khẳng định rằng bạn không tận dụng cơ hội đi du lịch Châu Âu để kiếm tiền hay nhập cư bất hợp pháp.

Cách chứng minh tài chính du lịch Châu Âu khi xin visa 

Khi chứng minh tài chính du lịch châu Âu, bạn sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau: 

Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp

Với mỗi nghề nghiệp khác nhau, yêu cầu về việc chứng minh tài chính du lịch Châu Âu trong visa Schengen sẽ có sự khác biệt. 

+ Đối với cá nhân đã nghỉ hưu: Cần cung cấp quyết định về hưu hoặc là thẻ hưu trí (còn hiệu lực cho đến thời điểm xin visa), sổ lương hưu (cho thấy số tiền đã nhận trong 3 tháng gần nhất).

+ Đối với lao động tự do: Cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng (hợp đồng cộng tác, hóa đơn mua hàng, hợp đồng cho thuê nhà/xe…), hình ảnh chứng minh việc làm hằng ngày của bạn.

+ Đối với nhân viên, công chức Nhà nước: Cần chuẩn bị hợp đồng lao động với công ty hiện tại (vẫn còn hiệu lực cho đến thời điểm xin visa), giấy phép nghỉ có sự đồng ý của công ty, bảng lương thực tế trong 3 tháng gần nhất.

+ Đối với chủ doanh nghiệp: Cần có giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (có đứng tên đương đơn), bản sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất (có xác nhận của ngân hàng), hóa đơn hoặc biên lai đóng thuế (3 tháng hoặc 1 năm trước).

+ Đối với lao động thất nghiệp hoặc người làm nội trợ: Cần nộp giấy chứng nhận bản thân đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp, sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương về nghề nghiệp hiện tại của bạn. 

+ Đối với học sinh, sinh viên: Cần cung cấp thẻ học sinh/sinh viên còn có hiệu lực và có xác nhận từ phía nhà trường, thư cho phép nghỉ học đi du lịch của nhà trường.

Giấy tờ chứng minh tình trạng tài chính

+ Sổ tiết kiệm với số dư tối thiểu từ 100 – 200 triệu VNĐ, lưu ý một số quốc gia quy định phải mở sổ tiết kiệm trước thời điểm xin visa du lịch Châu Âu từ 1 – 3 tháng. 

+ Bản sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng gần đây, có sự xác nhận từ phía ngân hàng. 

+ Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản có giá trị lớn như sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy đăng ký ô tô, giấy xác nhận sở hữu cổ phần,…(nếu có). 

Một số sai lầm khi chứng minh tài chính đi du lịch Châu Âu 

Chứng minh tài chính du lịch Châu Âu là một quá trình phức tạp, nếu không có sự chuẩn bị tốt thì visa Schengen rất dễ bị đánh trượt. Dưới đây là một số sai lầm mà nhiều bạn thường mắc phải khi chứng minh tài chính, đặc biệt là những bạn lần đầu làm visa du lịch nước ngoài: 

+ Sổ tiết kiệm không đủ tiền 

Tỷ giá ngoại tệ luôn biến động liên tục. Vì thế mà xuất hiện trường hợp, thời điểm này đã chuẩn bị đủ số tiền yêu cầu, nhưng đến lúc xin visa thì tỷ giá thay đổi, làm số tiền trước đó bị thấp hơn so với yêu cầu của Đại sứ quán. Để khắc phục tình trạng này, hãy gửi vào sổ tiết kiệm số tiền nhiều hơn quy định ít nhất là 50 triệu đồng. 

+ Kê khai tài sản có giá trị quá cao

Nhiều người nghĩ rằng càng kê khai nhiều tiền thì tỷ lệ được duyệt visa càng cao. Tuy nhiên, đây lại là sai lầm phổ biến nhất khi chứng minh tài chính đi du lịch Châu Âu. Bởi bạn cần thuyết phục với cơ quan Lãnh sự rằng số tiền đó tương xứng với công việc và thu nhập của bạn. 

Một ví dụ đơn giản là bạn – một nhân viên văn phòng bình thường với mức lương 8 triệu/tháng, nhưng lại kê khai số tiền tiết kiệm lên đến hàng chục tỷ đồng. Nếu không chứng minh được số tài sản này là hợp pháp, visa Schengen sẽ bị đánh trượt. 

+ Mở sổ tiết kiệm ngay trước khi nộp visa

Nhiều bạn khi chứng minh tài chính du lịch Châu Âu mới mở sổ tiết kiệm. Nếu sổ tiết kiệm chỉ mới mở trong thời gian ngắn hoặc chứa số tiền tăng cao bất thường mà bạn không đưa ra được nguyên nhân hợp lý thì cũng rất dễ bị từ chối cấp visa.  

Vì thế, bạn cần tính toán thật kỹ thời gian, từ khi chuẩn bị hồ sơ đến khi xét duyệt visa và thời gian bay dự kiến, tù đó gửi sổ có kỳ hạn ít nhất là 6 tháng. Đây là khoảng thời gian “an toàn” nhất, phòng trừ quá trình xin visa Schengen kéo dài hơn kế hoạch. 

+ Chia sẻ chung thẻ tín dụng 

Khi đi du lịch cùng một nhóm hay cùng gia đình, bạn có thể sử dụng cùng một thẻ tín dụng để chứng minh tài chính du lịch Châu Âu. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi chủ thẻ cần làm giấy xác nhận dùng thẻ tín dụng đó chi trả cho cả những người đi cùng. Nếu không xác nhận, yêu cầu làm visa của bạn và gia đình có thể sẽ bị từ chối. 

+ Tài chính của bạn không ổn định

Tài chính lên xuống thất thường cũng là một nguyên nhân thường gặp khiến visa đi du lịch châu Âu của bạn bị từ chối. Bản sao kê ngân hàng của bạn sẽ được nộp cho cơ quan xét duyệt visa, vì thế cần đảm bảo giao dịch ngân hàng trong 3 – 6 tháng trở lại có tính ổn định nhé. 

+ Sử dụng giấy tờ giả mạo

Sử dụng giấy tờ chứng minh tài chính đi du lịch Châu Âu giả mạo là sai lầm nghiêm trọng khiến cho visa Schengen bị từ chối. Hành động này không chỉ làm cho bạn bị trượt visa ngay lập tức mà còn có khả năng bị cấm xin visa và cấm nhập cảnh ở các nước Châu Âu sau này. 

Các đối tượng khó chứng minh tài chính du lịch Châu Âu

Nếu chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu từ Đại sứ quán, quá trình chứng minh tài chính đi du lịch Châu Âu sẽ diễn ra nhanh chóng và thành công. Chỉ trừ một số đối tượng đặc biệt như lao động tự do hay học sinh/sinh viên, quá trình này sẽ khó khăn hơn một chút. 

+ Với học sinh/sinh viên

Thông thường, học sinh và sinh viên là những đối tượng chưa có thu nhập ổn định và sổ tiết kiệm. Lúc này, bố mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp sẽ là người cần chứng minh tài chính. Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý khi chứng minh tài chính du lịch Châu Âu thay con cái, cần xuất trình hộ khẩu hoặc giấy khai sinh bản gốc…

+ Với lao động tự do

Những cá nhân ở nhà nội trợ hoặc buôn bán tự do, kinh doanh online thường rất khó để chứng minh được thu nhập thực tế của mình. Bởi họ không có thuế kinh doanh, thuế thu nhập hay bảng lương, bảo hiểm xã hội mà công ty đóng… Vì vậy, hồ sơ chứng minh tài chính du lịch Châu Âu của lao động tự do có khả năng sẽ bị cơ quan xét duyệt từ chối.

Để khắc phục, bạn nên cung cấp thông tin tài chính của mình với Đại sứ quán một cách chi tiết nhất, trong đó cần làm rõ các mục như: bối cảnh gia đình, khu vực kinh doanh, thu nhập hàng tháng, tài sản tích lũy (bất động sản), sổ tiết kiệm hoặc các tài sản hỗ trợ cho việc kinh doanh,…

► Hotline HCM: 0983.778.168 – 0987.36.36.86

► Hotline Hà Nội: 0784.807.807

► Thời gian: T2 – T7

► Giờ làm việc: 8h – 17h 

► Văn phòng HCM: 232 Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp.HCM

► Văn phòng HN: 17 Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Đánh giá post