07/07/2024

Hướng dẫn thủ tục chứng minh tài chính xin visa du lịch Pháp giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất về hồ sơ. Khi bạn xin visa du lịch Pháp hay bất kỳ một quốc gia yêu cầu visa nhập cảnh, các cơ quan lãnh sự thường yêu cầu bạn phải chứng minh khả năng tài chính của mình. Mục đích là để đảm bảo bạn có thể chi trả mọi chi phí chuyến đi và chắc chắn trở về nước sau khi chuyến du lịch kết thúc. 

>Xem thêm: Dich vu lam so tiet kiem

Xin visa du lịch Pháp hướng dẫn thủ tục chứng minh tài chính

Xin visa du lịch Pháp hướng dẫn thủ tục chứng minh tài chính

Mục đích chứng minh tài chính là gì?

Mục đích của chứng minh tài chính là nhằm chứng minh cho cơ quan lãnh sự thấy bạn đủ khả năng tài chính để trang trải chi phí chuyến đi và bạn không du lịch vì mục đích trốn sang đó làm việc kiếm tiền.

Trong đó, chứng minh số dư tài khoản ngân hàng là một phần quan trọng không thể thiếu trong hồ sơ xin visa du lịch và các giấy tờ đứng tên sở hữu những tài sản có giá trị như bất động sản, ô tô thì đó chỉ là yếu tố cộng thêm giúp tăng tỷ lệ xin visa thành công.

Vì vậy, dù đã có các giấy tờ chứng minh tài sản sở hữu thì bạn cũng cần phải chứng minh được khả năng tài chính của mình thông qua số dư tài khoản ngân hàng hoặc sổ tiết kiệm.

Hồ sơ chứng minh tài chính xin visa du lịch Pháp

– Bảng sao kê tài khoản trong 3 tháng gần nhất (có thể hiện mức lương/thu nhập hàng tháng bạn nhận được). Bạn nên lưu ý, một số ngân hàng Việt Nam khi in sao kê chỉ có bản tiếng Việt, nên bạn phải dịch kèm 1 bản tiếng Anh nộp cho Đại sứ quán.

Ngạc nhiên là bản sao kê của Argibank lại có tiếng Anh. Bản sao kê phải được ngân hàng in ra, có tên của bạn, có các hoạt động giao dịch nộp tiền, rút tiền chứ không phải chỉ là xác nhận số dư tại thời điểm hiện tại.

– Hợp đồng lao động (có ghi rõ mức lương). Phải có bản dịch tiếng Anh nữa nhé. Bạn có thể nhờ cơ quan đóng dấu vào bản photo hợp đồng tiếng Việt và bản dịch tiếng Anh để thêm phần xác thực (đỡ mất tiền đi công chứng).

– Giấy xác nhận mức thu nhập hàng tháng (hoặc cả năm) của bạn nếu bạn làm cơ quan nhà nước không có hợp đồng lao động. Nộp bản gốc và bản dịch tiếng Anh. Tốt nhất khi soạn thảo, bạn nên làm song ngữ để xin chữ ký của sếp và đóng dấu vào 1 bản.

– Trường hợp bạn là chủ doanh nghiệp (làm chủ chứ không làm thuê), bạn cần nộp cả giấy đăng ký kinh doanh, sao kê tài khoản của doanh nghiệp trong 3 tháng gấn nhất.

Ngoài ra, bạn có thể nộp kèm theo các giấy tờ khác để chứng minh bạn rất giàu, không thèm trốn lại làm việc chui:

– Xác nhận số dư tài khoản chứng khoán (ra công ty chứng khoán yêu cầu họ in bản tiếng Anh, đóng dấu luôn). Nhớ là phải có giá trị tổng tài sản (một số công ty chứng khoán như MBS chỉ in cho bạn số cổ phiếu và số tiền, bạn phải tự làm mẫu riêng rồi nhờ họ xác nhận lại, mất phí 100.000 đồng). Bên FPTS thì họ có thể in cho bạn bản tiếng Anh luôn, không mất phí nữa.

– Sổ đỏ nhà đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất… Các giấy tờ này đểu phải photo (nên công chứng để khi đi nộp không phải mang bản gốc) và bản dịch tiếng Anh (tự dịch).

– Đăng ký sở hữu (xe máy thì chắc không được, trừ loại siêu xe đắt tiền).

– Thẻ tín dụng quốc tế: Bạn cần đăng ký làm 1 thẻ tín dụng để chi tiêu, đặt vé máy bay, khách sạn nếu đi du lịch tự túc. Trong trường hợp đi theo nhóm, có thể chỉ cần 1 người làm thẻ là đủ. Nhưng người đó phải làm giấy xác nhận sẽ dùng thẻ tín dụng đó chi trả cho những người đi cùng.

Bạn nhớ là khi photo thẻ tín dụng kèm theo, bạn có thể che đi 8 số ở giữa, và mặt sau thì che đi phần 3 số mã xác nhận nhé. Bạn được quyền bảo mật thông tin đấy. Kẹp kèm thẻ tín dụng, bạn có thể in thêm 1 bảng sao kê tài khoản tháng gần nhất do ngân hàng gửi qua email.

– Quy định về Sổ tiết kiệm: Càng nhiều càng tốt, không yêu cầu thời gian gửi tối thiểu, nhưng bạn phải xuất trình sổ gốc khi nộp hồ sơ xin VISA. Một số đại sứ quán có quy định, số tiền tối thiểu bạn cần có để chi trả cho chuyến đi du lịch là 70 EUR/ngày.

Như vậy nếu bạn đi du lịch 10 ngày, bạn cần có tối thiểu 700 EUR, tương đương 17 triệu. Nhưng thông thường, mọi người thường làm 1 sổ tiết kiệm chừng 100 triệu đồng trở lên.

Lưu ý khi chứng minh tài chính xin visa du lịch Pháp

Một số sổ tiết kiệm của ngân hàng (ví dụ Seabank) không có song ngữ, thì bạn cần dịch 1 bản tiếng Anh kèm theo nhé (hoặc bạn ra ngân hàng xin họ đóng xác nhận bằng tiếng Anh, mất phí 50-70.000 đồng tuỳ theo mẫu của bạn hay mẫu của ngân hàng). Các sổ ngân hàng như BIDV, đều có song ngữ, bạn chỉ cần photo, công chứng hoặc xin dấu của ngân hàng đóng vào là được.

Thông qua dịch vụ này, bạn sẽ được cung cấp bản xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng, sổ tiết kiệm sao y đã đối chiếu bản chính của ngân hàng và sổ tiết kiệm gốc nếu cần mượn sổ đi phỏng vấn.

Tuy nhiên, nếu hiện tại không có số dư tài khoản như yêu cầu thì bạn có thể sử dụng dịch vụ chứng minh tài chính xin visa du lịch pháp để hoàn tất các thủ tục xin visa. Chi phí dịch vụ chứng minh tài chính chỉ từ 500.000 VNĐ, tùy thuộc mục đích mở sổ, kỳ hạn mở sổ và số dư trong tài khoản ngân hàng.

Nếu không có sổ tiết kiệm và không muốn “dối trá”, bạn cũng có thể xin thư xác nhận bảo lãnh chi trả của người thân (như bố mẹ, anh chị) và giấy tờ chứng minh tài chính của người đó (chủ yếu là sổ tiết kiệm).

► Hotline HCM: 0983.778.168 – 0987.36.36.86

► Hotline Hà Nội: 0784.807.807

► Thời gian: T2 – T7

► Giờ làm việc: 8h – 17h 

► Văn phòng HCM: 232 Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp.HCM

► Văn phòng HN: 17 Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội