01/08/2024

Trong thực tế, quá trình du học Mỹ này chưa bao giờ là dễ dàng. Chứng minh tài chính là một phần quan trọng của quá trình xin cấp thị thực du học Mỹ.  Tuy nhiên, nếu nắm rõ về những thủ tục cần thiết, bạn sẽ có được sự chuẩn bị tốt nhất, nâng cao tỷ lệ thành công khi xin visa. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những thủ tục chứng minh tài chính du học Mỹ bạn nhé!

>Xem thêm: chung minh tai chinh du lich

Du học Mỹ thủ tục chứng minh tài chính và những điều bạn không thể không biết

Du học Mỹ thủ tục chứng minh tài chính và những điều bạn không thể không biết

Vì sao cần chứng minh tài chính du học Mỹ?

Ngoài việc được xét duyệt cấp visa, chứng minh tài chính du học Mỹ còn giúp bạn đảm bảo được khả năng tài chính với nhà trường để được cấp I-20 (giấy nhập học chính thức của Hoa Kỳ) và được xét duyệt học bổng. Việc chứng minh tài chính này còn thể hiện sự ràng buộc gắn bó để du học sinh về nước sau khi kết thúc quá trình học tập và làm việc sau tốt nghiệp. 

Chứng minh tài chính du học Mỹ là gì?

Chứng minh tài chính du học Mỹ là việc bạn cung cấp những bằng chứng để chứng tỏ được bản thân và gia đình có đủ khả năng trang trải học phí và sinh hoạt phí của mình trong suốt thời gian sinh sống và học tập tại Mỹ. Chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc để có thể xin Visa du học Mỹ.

Cần bao nhiêu tiền để chứng minh tài chính khi du học Mỹ?

Đây được xem là câu hỏi của rất nhiều bạn học sinh và quý phụ huynh khi đang trên hành trình tìm hiểu về làm các thủ tục, hồ sơ du học Mỹ. Tùy thuộc vào chương trình học của các bạn mà sẽ có từng khoản học phí yêu cầu, cụ thể như sau:

  • Đại học tư thục có mức học phí dao động trong khoảng 15.000 đến 22.000 USD mỗi năm. Chi phí ăn, ở trong 1 năm học vào khoảng 7.000 USD mỗi năm.
  • Đại học công lập sẽ có chi phí thấp hơn, thông thường sẽ từ 25.000 đến 42.000 USD mỗi năm.
  • Chương trình Trung học (THCS/THPT) sẽ có chi phí dao động từ 15.000 đến 45.000 USD/ năm.
  • Trường Cao đẳng cộng đồng và các trường dạy nghề: Chi phí dao động từ 15.000 đến 22.000 USD mỗi năm. Chi phí ăn, ở trong 1 năm học vào khoảng 7.000 USD mỗi năm.

Để có thể đi du học Mỹ, gia đình cần phải có khả năng chứng minh thu nhập và tài sản của mình đủ để trang trải chi phí cho con trong toàn bộ thời gian học tập tại Mỹ, chứ không phải là chứng minh tài chính theo chi phí hàng năm.

Chi phí tối thiểu mà gia đình cần phải đáp ứng để chứng minh tài chính du học Mỹ thành công sẽ rơi vào khoảng 1 tỷ VND với các yêu cầu về thủ tục, giấy tờ chứng minh thu nhập. 

Chứng minh tài chính du học Mỹ như thế nào?

Bước 1: Xác định loại visa bạn sẽ nộp hồ sơ (Visa F1 & Visa M1)

Đầu tiên bạn cần xác định rõ mình thuộc đối tượng cấp visa nào. Bởi, đối với từng loại visa sẽ có những yêu cầu chuẩn bị tài chính khác nhau, cụ thể:

Đối với visa F-1 (dành cho học sinh – sinh viên du học toàn thời gian)

Du học sinh cần phải cung cấp sổ tiết kiệm ngân hàng đủ để chi trả học phí và sinh hoạt phí trong vòng 1 năm. Điều này nhằm tránh sinh viên bỏ học giữa chừng hoặc xin visa du học Mỹ với mục đích khác ngoài việc học tập. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập của gia đình cần phải đảm bảo ổn định để có thể chi trả cho du học sinh từ lúc đi học cho đến khi tốt nghiệp. 

Đối với dạng visa M-1 (sinh viên học nghề)

Du học sinh cần đảm bảo rằng nguồn tài chính đủ để chi trả cho toàn bộ chi phí học tập và chi phí sinh hoạt trong vòng 1 năm tại Mỹ.

Chẳng hạn, chi phí du học Mỹ trong 1 năm khoảng 40,000 USD (đã bao gồm cả học phí và chi phí sinh hoạt) thì gia đình bạn cần phải có trong sổ tối thiểu là 1 tỷ VND. Ngoài ra, thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh tài chính cho bạn cần ở mức 70 triệu VND/tháng tương đương với mức thu nhập khoảng 36,000 USD/năm.

Ngoài ra, các quỹ và tài sản cá nhân hoặc các phần tài sản có thể chuyển đổi dễ dàng thành tiền mặt, Tài trợ học bổng từ cá nhân và tổ chức có pháp lý minh bạch, thông qua các chương trình ngoại khóa hoặc các công trình nghiên cứu khi theo học tại Việt Nam. Bạn cần nên lưu ý rằng các thông tin cũng sẽ được liệt kê trong mẫu I-20 để khai đăng ký làm thủ tục, tuy nhiên bạn vẫn phải cung cấp đầy đủ thông tin để xác nhận.

Các bằng chứng về tài sản gia đình hoặc các quỹ tài chính cá nhân có thể đưa cho nhân viên của Lãnh sự quán xem có thể kể đến như: Bản sao của sao kê ngân hàng, các chứng chỉ cổ phiếu, cùng với một danh sách tóm tắt tổng tài sản tiền mặt. Du học sinh cũng cần phải chuẩn bị các hồ sơ như hợp đồng lao động, phụ lục việc làm của cha mẹ hoặc người bảo lãnh; bao gồm giấy tờ và văn bản chính thức, giấy xác thực làm việc tại công ty, bảng lương và miêu tả chức danh, hoặc bản sao báo cáo thuế thu nhập.

Tài sản do học sinh, sinh viên nắm giữ hoặc các thành viên trong gia đình nắm giữ có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này cần phải được thực hiện tại một quốc gia có tiền tệ được giao dịch trên sàn giao dịch quốc tế, đơn giản như sở hữu bất động sản.

Bước 2: Chuẩn bị tiền để chứng minh tài chính

Hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ bao gồm 2 phần chính là sổ tiết kiệm và thu nhập hàng tháng. Bên cạnh đó, nếu bạn có thêm những tài sản khác thì hồ sơ của bạn sẽ càng đáng tin cậy hơn. 

  • Về thu nhập hàng tháng:

Đây là nguồn thu nhập của cha mẹ hoặc người bảo trợ của bạn. Nguồn thu nhập này có thể từ lương, tiền cho thuê nhà đất, hoặc từ kinh doanh, lãi ngân hàng, cổ tức, trái phiếu,… Tuy nhiên cần mức thu nhập trên cần phải đảm bảo khả năng tài chính sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt của gia đình tại Việt Nam. 

  • Về sổ tiết kiệm:

Người thực hiện không cần chứng minh nguồn gốc số tiền mà chỉ cần cho thấy nguồn thu nhập này đủ chi trả sinh hoạt phí và học phí cho một năm tại Mỹ. Bạn cũng cần chuẩn bị các câu trả lời hợp lý trong trường hợp các viên chức lãnh sự thắc mắc về nguồn gốc của số tiền đó trong buổi phỏng vấn.

Ngoài ra, thời điểm mở cuốn sổ tiết kiệm nên là ít nhất một tháng trước khi đi du học và đương nhiên thời gian mở càng lâu càng có lợi thế. Số dư trong sổ tiết kiệm này phải được duy trì cho đến ngày bạn phỏng vấn xin visa, vì nhiều trường hợp nhân viên đại sứ quán sẽ yêu cầu người xin visa mang sổ tiết kiệm gốc vào ngày phỏng vấn tránh trường hợp vay mượn tiền, chứng minh số dư rồi rút tiền ra ngay.

  • Về những tài sản khác:

Để hồ sơ chứng minh tài chính của bạn có sức thuyết phục hơn, bạn cần chuẩn bị thêm các loại giấy tờ khác như giấy tờ xe, giấy chứng nhận nhà đất,… nếu có. Như vậy, hồ sơ của bạn sẽ đáng tin và dễ dàng thuyết phục hơn. Từ đó, khả năng đậu visa sẽ cao hơn. 

Một số lưu ý về giấy tờ tài chính

  • Sổ tiết kiệm nên được mở càng sớm càng tốt, tuy nhiên nên mở ít nhất là 1 tháng trước khi đi du học.
  • Số dư trong sổ tiết kiệm cần phải được duy trì cho đến ngày bạn phỏng vấn visa. Do có nhiều trường hợp nhân viên Đại sứ quán sẽ yêu cầu bạn mang sổ tiết kiệm gốc lên trình để tránh trường hợp vay mượn tiền để chứng minh số dư rồi rút ra ngay.
  • Thu nhập hằng tháng là thu nhập của bố mẹ hoặc người bảo trợ. Tùy vào việc nguồn thu nhập của bố mẹ (hoặc người bảo trợ) là 1 trong những trường hợp nào sau đây mà cần những giấy tờ thích hợp nào:

Bước 3: Chứng minh nguồn gốc của các khoản tiền

Trường hợp hộ kinh doanh cá thể (như trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ…)

  • Cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, chứng nhận hộ kinh doanh và có con dấu xác nhận từ địa phương
  • Cần giải trình cụ thể và chi tiết hoạt động kinh doanh theo các năm
  • Chứng minh rằng đã đóng thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng

Trường hợp người bảo trợ là nhân viên làm công ăn lương

  • Hợp đồng lao động đi kèm cùng phụ lục hợp đồng, có thời hạn trên 3 năm, đã nêu rõ chức vụ, thời hạn hợp đồng, hình thức trả lương, chế độ làm việc, tiền thưởng, quyền lợi, xác nhận về việc tăng lương (nếu có)
  • Xác nhận đóng thuế TNCN, BHXH đều đặn
  • Tờ khai chi tiết nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có)

Trường hợp chủ công ty, doanh nghiệp

  • Cần có giấy phép kinh doanh còn hiệu lực
  • Giấy tờ chứng nhận mã số thuế, báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp, bản kê khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân
  • Các giấy tờ chứng minh công ty hoạt động đúng chức năng, như hợp đồng giao dịch tiêu biểu, hóa đơn, các chứng từ cần thiết,…

Mặc dù sổ tiết kiệm không bắt buộc chứng minh nguồn gốc nhưng bạn nên chuẩn bị câu trả lời hợp lý khi nhân viên lãnh sự quán hỏi về nguồn gốc của số tiền trong sổ tiết kiệm trong buổi phỏng vấn visa du học Mỹ và đảm bảo số tiền trong đó duy trì đến thời điểm phỏng vấn Visa.

Bước 4: Hoàn thiện bộ hồ sơ chỉnh chu để nộp lên đại sứ quán

Một bộ hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ hoàn chỉnh cần đáp ứng mọi yêu cầu từ phía lãnh sự, bởi vậy các gia đình cần lựa chọn dịch vụ hỗ trợ đáng tin cậy. Bởi không chỉ cung cấp cho bạn bộ hồ sơ chuẩn, những dịch vụ này còn giúp bạn trả lời những câu hỏi thường đến từ phía các viên chức lãnh sự, làm tăng tỉ lệ đỗ visa của người có nhu cầu. 

Bộ hồ sơ chứng minh tài chính bao gồm:

  • Hộ chiếu bản chính (còn hiệu lực trên 6 tháng kể từ ngày được cấp visa)
  • Lịch hẹn phỏng vấn
  • Sổ hộ khẩu (bản gốc)
  • Giấy khai sinh (bản gốc)
  • Giấy xác nhận mẫu đơn DS – 160
  • Hóa đơn đóng phí DS-160
  • Hóa đơn đóng phí SEVIS
  • Ảnh chụp chân dung
  • Giấy chứng nhận sở hữu các tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, nhà đất, xe cộ,…(nếu có)
  • I-20
  • Bảng điểm học bạ và giấy xác nhận của nhà trường (bản gốc)
  • Bản gốc sổ tiết kiệm trong ngân hàng hoặc giấy xác nhận số dư của ngân hàng
  • Chứng Minh Nhân Dân (bản gốc)
  • Sổ đỏ (nếu có)

Quy trình chuẩn bị hồ sơ chứng minh tài chính khi du học Mỹ tại Hưng Thịnh

  1. Khai form thông tin tài chính
  2. Chuẩn bị hồ sơ tài chính theo hướng dẫn của Chuyên viên tư vấn và bộ phận xử lý hồ sơ
  3. Khai thông tin CSS profile hoặc ISFAA và submit cho trường (trong trường hợp xin hỗ trợ tài chính)
  4. Tổng hợp hồ sơ tài chính theo đúng checklist và xếp thành bộ hồ sơ phỏng vấn visa

► Hotline HCM: 0983.778.168 – 0987.36.36.86

► Hotline Hà Nội: 0784.807.807

► Thời gian: T2 – T7

► Giờ làm việc: 8h – 17h 

► Văn phòng HCM: 232 Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp.HCM

► Văn phòng HN: 17 Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội